Định nghĩa

Slippage (trượt giá) đề cập đến sự khác biệt giữa giá kỳ vọng (mua hoặc bán) và giá thực hiện của một giao dịch. Trượt giá có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi thị trường có biến động, nhưng phổ biến nhất ở trong giai đoạn có “thanh khoản thấp”.

Điều này cũng có thể xảy ra khi một lệnh khối lượng lớn được thực hiện nhưng không có đủ thanh khoản tại thời điểm đó. Tuy nhiên, do tính chất của thị trường ngoại hối với thanh khoản rất lớn (hơn $50 tỷ được giao dịch/ trao đổi mỗi ngày) nên trượt giá rất hiếm khi xảy ra.

Slippage là gì?
Hiện tượng trượt giá thường diễn ra khi thanh khoản thấp

Khi xảy ra Slippage (trượt giá), kết quả đều có thể dẫn đến là: Tích cực hoặc tiêu cực. Hãy cùng làm rõ về hiệu ứng này qua ví dụ bên dưới nhé!

Các ví dụ về trượt giá

Thông thường, trượt giá sẽ có lợi đối với TP và có hại đối với lệnh SL.

LệnhSản phẩmKhối lượngEntryStoplossTake ProfitChênh lệch
Lệnh ban đầuBuyXAU/USD1 Lot171817101719$1000
Khi thị trường biến độngBuyXAU/USD1 Lot171817101729

=> Lợi nhuận của nhà giao dịch tăng thêm $1000

LệnhSản phẩmKhối lượngEntryStoplossTake ProfitChênh lệch
Lệnh ban đầuSellXAU/USD1 Lot171817191710$1000
Khi thị trường biến độngSellXAU/USD1 Lot171817291710

=> Thua lỗ của nhà giao dịch tăng thêm $1000

Giới thiệu về 3 cơ chế hoạt động của giá

Để làm rõ cách thức hoạt động của Slippage (Trượt giá), hãy cùng làm rõ 3 cơ chế Price (Giá) của thị trường.

Request Price

Request Price là giá mà khi trader mở một lệnh trên nền tảng giao dịch (MT5) và thiết lập các mức giá cố định như Stoploss (SL), Take Profit (TP), các lệnh chờ (Buy/Sell Limit, Buy/Sell Stop) và lệnh thị trường (Market Order).

Market Price 

Giá thị trường của các cặp tiền tệ ở thời điểm hiện tại theo thời gian thực (Real time)

Match Price

Giá tại thời điểm thanh lý sau khi nhà giao dịch một lệnh bất kỳ. Ví dụ, trong điều kiện bình thường, nhà giao dịch đặt Request Price với TP là 1.1, khi Market Price di chuyển đến mức 1.1 và đóng lệnh tại 1.1, thì Match Price tại thời điểm này sẽ là 1.1.

Request PriceMarket Price và Match Price phần lớn luôn khớp với nhau trong điều kiện thị trường bình thường.

Thời điểm tường xảy ra Trượt giá

Trượt giá sẽ thường xảy ra khi thị trường có một Tin tức/ Sự kiện đi cùng với biến động mạnh, các tin tức cố định như: Nonfarm (Bảng lương phi nông nghiệp), CPI Core, Tỷ lệ thất nghiệp, Cuộc họp FOMC, Quyết định lãi suất, Chính sách tiền tệ, Hội nghị Jackson Hole,… Đều là những sự kiện với khả năng lớn xảy ra trượt giá.

Trượt giá diễn ra như thế nào?

Trượt giá xảy ra khi lệnh đã bị thanh lý ở Match Price nhưng không khớp với Request Price ban đầu. Theo đúng bản chất về trượt giá, đa số các nhà giao dịch sẽ bất lợi khi trượt Stoploss và được lợi hơn khi trượt TakeProfit (xem lại ví dụ trên).

Slippage (trượt giá) là gì?
Khi hiện tượng Slippage (trượt giá) xảy ra

Trượt giá tại các Broker

Đối với một số sàn, họ sẽ xem đây là công cụ để thực hiện các hành vi “có lợi hơn cho sàn” bằng cách tùy chỉnh Match Price thấp hơn SL ban đầu (gây thêm sự trượt giá sâu hơn) khiến nhà giao dịch thêm thua lỗ. Nếu trượt giá ở các lệnh TP, các broker này sẽ giảm Match Price thấp xuống sao cho khách hàng không nhận được khoản chênh lệch giá.

Ngoài ra, các sàn này không hợp tác với nhiều LP có thanh khoản lớn khiến xảy ra trượt giá vì thanh khoản kém bởi các biến động mạnh do tin tức quan trọng trên thị trường tài chính gây ra.

Hầu hết các sàn đều có nêu trong hợp đồng cung cấp dịch vụ về khoản “khớp lệnh sẽ tùy thuộc theo tình hình biến động thực tế của thị trường”, cho nên nhà giao dịch hầu như không thể khiếu nại vấn đề này.

Không như nhiều broker khác, các lệnh giao dịch tại FXCE sẽ luôn được đảm bảo theo Market Price. Điều này có nghĩa các lệnh sẽ được thực thi đúng với hoạt động của thị trường

FXCE cam kết luôn mang lại mức giá giao dịch tốt nhất từ nhiều đối tác cung cấp thanh khoản trên thế giới cùng cơ chế khớp lệnh nhanh đến khách hàng.

Slippage (Trượt giá) là gì?

Tổng kết

Slippage (Trượt giá) hoàn toàn không thể tránh được nếu nhà giao dịch sử dụng các lệnh thị trường, nhưng có thể giảm thiểu nếu chọn broker có nhiều nhà cung cấp thanh khoản và không can thiệp vào Market Price.

By Admin

Related Post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *