Chúng ta đã có nhiều đột phá trong công nghệ và điều đó đã có những tác động lên các ngành nghề khác nhau. Một trong số đó phải kể đến công nghệ Blockchain, một công nghệ được xem như bước tiến đáng kể trên thế giới. Đây không đơn thuần là công nghệ mới mà còn là hệ thống phân tán cho phép lưu trữ và chia sẻ thông tin một cách an toàn.

blockchain

Thế nhưng blockchain là gì? Và liệu chúng ta đã hiểu rõ về công nghệ mới này. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đưa đến những thông tin về blockchain. Xem thêm thông tin ở bài viết bên dưới.

Blockchain là gì?

blockchain

Blockchain (chuỗi khối) hay còn gọi là sổ cái, là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối (block) được liên kết với nhau nhờ mã hóa. Các khối thông tin này thường hoạt động độc lập và có thể mở rộng theo thời gian.

Mỗi một khối đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với khối trước đó, kèm theo đó là một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Dữ liệu khi đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không thay đổi được. Như vậy công nghệ blockchain có thể chống lại việc gian lận, thay đổi dữ liệu. Vậy đặc điểm của blockchain là gì mà có thể khiến nó trở nên đặc biệt. Để nói về công nghệ chuỗi khối này, có 3 đặc điểm chính: phi tập trung, bất biến và đồng thuận.

Tính phi tập trung chính là chuyển quyền kiểm soát và ra quyết định tự một thực thể tập trung sang một mạng lưới phân tán. Mạng lưới này ngăn cản người tham gia sử dụng quyền hạn hoặc quyền kiểm soát lẫn nhau theo những cách làm suy yếu chức năng của mạng lưới. Tính bất biến là khi người tham gia không thể làm giả giao dịch. Cuối cùng tính đồng thuận trong công nghệ blockchain là gì? Là khi người tham gia đồng ý cho phép ghi lại các giao dịch của mình.

Lịch sử ra đời của blockchain

blockchain

Để hiểu rõ hơn thông tin về công nghệ này, chúng ta cùng lật lại quá khứ và nhìn lại lịch sử của blockchain là gì. Sự ra đời của blockchain không chỉ trong những năm gần đây mà đã có khởi nguồn từ cuối những năm 1970. Lúc này nhà khoa học máy tính Ralph Merkle được cấp bằng sáng chế cho “cây Băm” và “cây Merkle” cấu trúc khoa học máy tính để lưu trữ dữ liệu bằng cách liên kết các khối sử dụng mật mã.

Năm 1990, Stuart Haber và W.  Scott Stornetta đã sử dụng cây Merkle để triển khai hệ thống có dấu thời gian của tài liệu để tránh việc bị làm giả. Đây có thể được xem là trường hợp chuỗi khối xuất hiện đầu tiên trong lịch sử. Đến nay công nghệ blockchain cũng đã phát triển qua 3 giai đoạn. Các giai đoạn phát triển của blockchain là gì?

Giai đoạn đầu tiên – Bitcoin và các loại tiền ảo khác

Đầu tiên phải kể đến năm 2008, một cá nhân ẩn danh với cái tên Satoshi Nakamoto là người đã dựng lên “bộ khung” cho công nghệ chuỗi khối ở hình thái hiện đại. Satoshi đã sử dụng blockchain như một cuốn sổ cái cho tất cả các giao dịch.

Việc phát minh ra blockchain cho Bitcoin đã làm cho nó trở thành nguồn cảm hứng cho một loạt các ứng dụng khác. Có thể nói Satoshi là một trong những người đầu tiên làm rõ nhận định và cơ chế hoạt động của blockchain là gì.

Giai đoạn thứ hai – Hợp đồng thông minh

Đây là giai đoạn một vài năm sau khi sự xuất hiện của các đồng tiền điện tử xuất hiện. Các nhà phát triển bắt đầu xem xét về các ứng dụng chuỗi khối ngoài tiền điện tử. Một điển hình chính là Ethereum ra đời và sử dụng Blockchain trong các giao dịch chuyển nhượng tài sản. Nổi bật chính là tính năng hợp đồng thông minh. Cùng xem tiếp giai đoạn phát triển thứ ba của blockchain là gì.

Giai đoạn thứ ba – tương lai

Khi công nghệ blockchain trở nên phổ biến hơn, các công ty đã bắt đầu khám phá và triển khai ứng dụng mới. Các công ty đã cải tiến và giải quyết những hạn chế về quy mô của cũng như điện toán của blockchain. Từ đó nhiều lĩnh vực đã ứng dụng công nghệ blockchain và đạt được những bước tiến mới. Đây vẫn là một lĩnh vực có vô vàn cơ hội và không ai đoán trước được liệu những bước phát triển tiếp theo của blockchain là gì.

Các ứng dụng của blockchain trong lĩnh vực tài chính

Blockchain được đánh giá là một công nghệ mới có tiềm năng cách mạng hóa nhiều ngành công nghiệp. Các ứng dụng của blockchain đang càng được mở rộng và không ai biết được rằng liệu ứng dụng tiếp theo của blockchain là gì. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ xem đến các ứng dụng của blockchain trong lĩnh vực tài chính.

Tiền điện tử

Đối với tiền điện tử (tiền ảo), blockchain đóng vai trò như một quyển sổ cái lưu giữ các lịch sử giao dịch. Các giao dịch được gộp vào với nhau tạo thành các khối (block) và kết nối với nhau tạo thành lịch sử giao dịch. Càng nhiều người giao dịch tiền điện tử thì blockchain càng trở nên phổ biến hơn.

Ngân hàng

Blockchain cũng đang được sử dụng để xử lý các giao dịch bằng tiền tệ fiat ở một số quốc gia. Công nghệ này hỗ trợ quá trình gửi tiền nhanh hơn và các giao dịch được xác minh nhanh hơn ngoài giờ làm việc bình thường.

Hợp đồng thông minh

Một ứng dụng khác của blockchain là các hợp đồng tự thực hiện thường được gọi là “hợp đồng thông minh”. Các hợp đồng kỹ thuật số này được ban hành tự động sau khi các điều kiện được đáp ứng.

Chuyển giao tài sản

Blockchain cũng có thể được sử dụng để ghi lại và chuyển quyền sở hữu các tài sản khác nhau. Công nghệ này hiện đang rất phổ biến với các tài sản kỹ thuật số như NFT – một đại diện cho quyền sở hữu nghệ thuật kỹ thuật số và video.

Kết luận

Tổng kết lại, blockchain là công nghệ đột phá về tính bảo mật và đáng tin cậy. Blockchain vẫn đang trong giai đoạn phát triển, nhưng công nghệ này đã được chứng minh là có tiềm năng thay đổi đáng kể nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Trong tương lai, blockchain có thể được sử dụng để tạo ra một thế giới an toàn, hiệu quả và công bằng hơn.

By Admin

Related Post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *